Trong sản xuất và gia công cơ khí, nguy cơ gặp phải tai nạn nghề nghiệp ở mức khá cao. Do vậy, người thợ cơ khí cần có hiểu biết nhất định về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh những tai nạn trong sản xuất gia công. Cùng tìm hiểu 8 tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí và cách phòng tránh hiệu quả qua những chia sẻ dưới đây.
1. Mối nguy hiểm trong gia công cơ khí bắt nguồn từ đâu?
Ngành gia công cơ khí hay còn gọi là gia công nguội kim loại. Do đó, các chi tiết sẽ được cắt gọt, loại bỏ những chi tiết thừa để tạo ra sản phẩm theo đúng kích thước, yêu cầu tiêu chuẩn.
Trong quá trình gia công cơ khí, các tai nạn lao động xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ít nhiều phụ thuộc vào: loại máy móc, thiết bị, cách bố trí máy móc, vị trí làm việc, hệ thống ánh sáng, kỹ thuật chế tạo, mức độ cơ khí hóa, tự động hóa… Trong đó, mối nguy hiểm đến từ chuyển động của các loại máy móc khi làm việc là thường gặp nhất.
Nguyên nhân gây tai nạn trong gia công cơ khí
Nguyên nhân gây tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí đó là:
- Sử dụng máy móc – thiết bị không hoàn chỉnh, thiết kế chưa lường hết được các yếu tố đảm bảo an toàn lao động.
- Vị trí lắp đặt – sử dụng hệ thống máy móc gia công chưa phù hợp.
- Vật dụng, thiết bị che chắn khi gia công không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
- Thiếu thiết bị bảo hiểm hoặc thiết bị gặp sự cố hỏng hóc, hoạt động không chính xác.
- Bộ phận điều khiển thiết bị bị hỏng.
- Vi phạm các tiêu chuẩn sử dụng máy móc – thiết bị an toàn trong quá trình làm việc
- Vi phạm các nội quy an toàn lao động của xưởng làm việc.
- Môi trường làm việc thiếu sáng, thông gió không đảm bảo hoặc quá ồn.
- Mặt bằng nhà xưởng lộn xộn, lối di chuyển không thuận lợi, nhiều chướng ngại vật
- Nguyên vật liệu gia công sắp xếp, bảo quản không đúng kỹ thuật, bừa bãi.
2. 8 Tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí và cách phòng tránh
Trong quá trình gia công cơ khí, có những tai nạn thường gặp đó là:
- Bị va đập
- Bị vấp ngã
- Phoi bắn vào mắt
- Bỏng phoi
- Điện giật
- Đâm thủng
- Máy cán, kẹp, cắt
- Quần áo, tóc, đồ cá nhân bị cuốn vào máy…
3. Cách phòng tránh những tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí
Cách phòng tránh những tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí
1. Chuẩn bị thiết yếu trong an toàn cơ khí
- Sử dụng máy móc có thiết kế, trang thiết bị và công nghệ đi kèm phù hợp.
- Sử dụng công nghệ gia công đúng chuẩn với quy chuẩn an toàn lao động và đặc điểm an toàn nghành nghề.
- Chọn mua máy móc có bộ phận chuyển động được che chắn đầy đủ.
- Sử dụng thiết bị nạp – xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng xuất làm việc đồng thời giảm thiểu những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Tuyển dụng và thường xuyên đào tạo những kỹ thuật an toàn lao động trong gia công cơ khí.
2. Các nguyên tắc an toàn cần biết
- Người lao động cần tuân thủ nghiêm túc nội quy an toàn – vệ sinh lao động.
- Lắp đặt – quản lý hệ thống máy móc, thiết bị theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn theo khuyến cáo từ nhà sản xuất.
- Xác định khu vực nguy hiểm, nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động trong quá trình sử dụng máy móc.
- Tổ chức mặt bằng nhà xưởng theo từng khu chuyên biệt, lối di chuyển thông thoáng.
- Chọn vị trí thích hợp lắp đặt máy gia công, đảm bảo điều kiện ánh sáng tốt, thông thoáng…
3. Nguyên tắc vận hành an toàn
- Trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ khi làm việc.
- Kiểm tra kỹ máy móc, thiết bị trước khi vận hành.
- Các bộ phận che chắn cần cố định chắc chắn vào thiết bị, đồng thời không làm cản trở tầm nhìn của người thợ điều khiển máy móc.
- Không tự ý vận hành máy gia công của thợ cơ khí khác, bộ phận khác.
- Trước khi khởi động máy cần kiểm tra tất cả các thiết bị an toàn.
- Không để máy vận hành mà không có người điều khiển, trước khi làm việc khác phải dừng tắt máy.
- Khi xảy ra sự cố mất điện tại xưởng cần phải ngắt công tắc vận hành, đảm bảo khi có điện lại máy móc không tự hoạt động.
- Khi muốn điều chỉnh hay sửa máy phải tắt động cơ, đợi máy ngừng hẳn. Tuyệt đối không dùng tay hoặc gậy tác động để làm dừng máy.
- Khi máy gặp sự cố cần dựng biển báo máy hỏng hoặc biển cảnh báo nguy hiểm.
- Tiến hành bảo dưỡng máy móc định kỳ, đúng cách theo khuyến cáo từ nhà cung cấp máy.
- Đảm bảo nguồn điện sản xuất ổn định, an toàn
- Tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy, an toàn cháy nổ.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích mà bất kỳ người thợ cơ khí nào cũng cần đến để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh khi vận hành máy móc gia công cơ khí. Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng An Phát chuyên cung cấp các giải pháp giúp khắc phục những vấn đề thường gặp với ống dẫn và đầu nối trong nhà máy. Riêng với nhà máy gia công cơ khí, An Phát khuyến nghị khách hàng nên sử dụng ống dẫn chịu dầu Hyper Toyoron với khả năng chịu dầu mạnh mẽ, chịu áp lực nổ gấp 5 lần ống thông thường, giúp giảm thiểu những rủi ro với ống dẫn của nhà máy gia công cơ khí.