Với xu hướng phát triển và sự ưa chuộng đồ dùng từ nhựa của con người đã đẩy ngành công nghiệp càng ngày càng phát triển hơn nữa. Đây cũng là một phần thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực sản xuất các sản phẩm nhựa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nên quá trình đúc nhựa được áp dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp và các sản phẩm nhựa cũng phân bổ rộng rãi ở nhiều các ngành nghề khác nhau. Mặc dù vậy, ngành đúc nhựa cùng còn nhiều những khó khăn và hạn chế, cùng An Phát tìm hiểu về các giải pháp công cụ có thể thúc đẩy ngành nhựa phát triển tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
1. Kỹ thuật chung về ngành đúc nhựa
Đúc nhựa chính là quá trình nung nóng nhựa tới một nhiệt độ thích hợp rồi đổ chúng vào khuôn nhựa sẵn và bằng các kỹ thuật ép phun nhựa hay thổi khuôn để thu được các sản phẩm thích hợp.
Ép phun được áp dụng trong hầu hết các sản phẩm nhựa và là phương pháp gia công phổ biến nhất hiện nay. Nhựa nóng chảy sẽ chịu tác động của áp suất cao được bơm và khoang khuôn, sau đó được làm nguội và doanh nghiệp sẽ thu được sản phẩm nhựa. Công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong việc sản xuất các loại sản phẩm nhựa có hình dạng cầu kỳ như đồ chơi trẻ em, các loại thiết bị hay phụ tùng xe,…
Khác biệt với ép phun, thổi khuôn là quá trình được thiết kế để sản xuất ra các vật thể rỗng như chai lọ,… nhựa được nung chảy ở nhiệt độ cao được đổ vào một ống nhựa gọi thay vì bị ép trực tiếp vào khuôn. Loại ống nhựa này được niêm phong ở mỗi đầu, một ống thổi sẽ đưa không khí vào và thổi phồng buộc nhựa phải nở ra và có hình dạng của khuôn. Khi hoàn thành công đoạn này, sản phẩm được gỡ ra và cắt bỏ các mảnh nhựa còn thừa để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh đưa vào thị trường.
Lợi ích của đúc nhựa
Đúc nhựa có thể áp dụng bởi nhiều các thiết kế khác nhau, do các kỹ sư thiết kế khuôn mẫu với nhiều mục đích sử dụng. Áp dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật vào ngành đúc nhựa là một bước tiến nhảy vọt của nhiều doanh nghiệp, điển hình là kỹ thuật khuôn thổi 3D. Đây là quy trình sản xuất tự động, có ổ cắm chính xác mà nó tạo thành, cho phép các bộ phận kết hợp liền mạch từ đó tăng tốc độ sản xuất và năng xuất sản phẩm. Việc tự động hóa này cũng giúp chất lượng sản phẩm nhựa ổn định và đồng đều hơn.
Sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công cũng là một trong những lợi ích mà đúc nhựa mang lại cho doanh nghiệp. Từ đó giúp đáp ứng nhanh nhu cầu của người dùng và đem lại chi phí sản xuất nhanh và nhiều hơn để doanh nghiệp có lợi nhuận lớn hơn.
Đa dạng hóa các sản phẩm nhựa được sản xuất ra giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người chỉ bằng việc thiết kế các khuôn mẫu khác nhau. Và quá trình ép đùn cũng chỉ sử dụng một mức áp suất thấp giúp làm giảm chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó giá thành sản phẩm sẽ phù hợp và thúc đẩy con người có nhu cầu sử dụng.
Những hạn chế và khó khăn của ngành đúc nhựa
Đúc nhựa chính là quy trình sản xuất hàng loạt ra các sản phẩm nhựa nên giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát sinh, đồng thời nó cũng tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm ngoài thị trường khá rẻ. Lợi ích nhiều nhưng khó khăn cũng không kém, yếu tố đáng lo ngại ở đây chính là thời gian. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách tối ưu hóa thời gian đúc một cách nhanh nhất. Cạnh tranh càng gay gắt, buộc các doanh nghiệp phải đưa ra phương án tối ưu nhất, tiết kiệm thời gian trong quá trình sản xuất. Nhưng ở hầu hết các doanh nghiệp, việc thay khuôn mẫu hay mỗi giai đoạn trong quá trình đúc ép đang tiêu tốn khá nhiều thời gian và làm giảm năng xuất sản phẩm. Vậy giải pháp nào sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian trong quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa?
2. Áp dụng công cụ SMED - chuyển đổi nhanh làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
SMED là một phương pháp được các doanh nghiệp áp dụng nhiều trong việc sản xuất nhựa hiện nay và nó được Toyota phát triển nhằm rút ngắn thời gian khi thay khuôn hay các giai đoạn sản xuất trong nhà máy. Vậy SMED là gì? Cách áp dụng SMED trong doanh nghiệp như thế nào?
SMED là công cụ giúp giảm thời gian cài đặt cho các máy móc, dây chuyền,… Đây là cách giảm lãng phí trong sản xuất, khi chuyển đổi từ mã hàng này sang mã hàng khác việc thay khuôn thường tốn rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Việc giảm thời gian chuyển đổi giúp nâng cao hiệu quả và giảm lãng phí các chi phí phát sinh.
SMED cần chuẩn bị và làm những gì?
Thành lập một nhóm các công nhân khoảng từ 5 – 8 thành viên, họ sẽ là những người trực tiếp thực hiện phương pháp này.
Thông báo tới nhân viên và các quản lý liên quan để quá trình thực hiện được chủ động hơn.
Tiến hành đo lại thời gian trong quá trình sản xuất, đo lại thời gian thực hiện SMED và đảm bảo toàn bộ quá trình được ghi chép lại. Quá trình sản xuất sẽ bắt đầu từ khi sản phẩm cuối cùng được sản xuất và kết thúc ở sản phẩm đầu tiên. Đo thời gian trong quá trình sản xuất bằng cách quay video sẽ giúp bạn xem lại các bước sản xuất dễ dàng và thấy được những công nhân khác nhau sẽ làm những cách khác nhau.
Xác định các công việc có thể thực hiện khi máy đang chạy và các công việc có thể thực hiện khi máy đã dừng và tiến hành thực hiện luôn các công việc đó trong các thời điểm thích hợp nhất, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian một cách tối đa.
Hãy kiểm tra lại từng bước làm việc xem bước nào có thể đơn giản hóa thời gian hơn nữa không và hãy làm nếu có thể.
Áp dụng SMED một lần và trong một quá trình là không thể, bạn phải áp dụng nó ở mọi lúc mọi nơi trong nhà máy của bạn, điều này sẽ tiết kiệm thời gian một cách đáng kể cho cả hệ thống nhà máy của bạn
SMED mang lại lợi ích gì?
SMED rút ngắn thời gian sản xuất làm tăng năng suất sản phẩm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh đồng thời có thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó cải tiến này nên được áp dụng cho tất cả các nhà máy sẽ thiết lập được một tiêu chuẩn làm việc hiệu quả nhất.
Bên cạnh các lợi ích kinh tế, việc triển khai các cải tiến đã giúp xây dựng tinh thần làm việc tập thể, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng trong đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Nếu mỗi doanh nghiệp đều đưa công cụ SMED vào nhà máy của mình sẽ giúp tiết kiệm thời gian sản xuất, tăng năng suất sản phẩm và tiết kiệm được các chi phí phát sinh không đáng có.