Mỗi ngày, hoạt động của con người thải ra môi trường hàng trăm triệu tấn rác thải, đây là vấn nạn lớn của toàn cầu, đe dọa đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống của con người. Bởi vậy, tìm các phương pháp xử lý rác thải, tái chế rác là điều được hầu hết các quốc gia quan tâm và báo động. Chính phủ các nước liên tục kêu gọi giảm tiêu thụ vật dụng bằng nhựa, tăng cường xử lý và tái chế rác thải nhựa. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã thúc đẩy các sáng kiến sản xuất ra các vật dụng từ rác tái chế, vừa phục vụ cộng đồng vừa giúp làm sạch môi trường hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, cùng An Phát tìm hiểu một số phương pháp xử lý, tái chế rác thải nhựa đang được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới.
1. Những lợi ích đến từ việc tái chế rác thải nhựa
Tái chế nhựa phế liệu là một trong những phương pháp tiết kiệm nguồn nhiên liệu nhựa thô hữu hiệu, sử dụng nhựa tái chế sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với việc sản xuất vật liệu nhựa mới. Từ đó giảm bớt được chi phí trong các hoạt động trong khai thác, vận chuyển, tái chế, sản xuất….
Rác thải nhựa cần được tái chế để góp phần bảo vệ môi trường
Tái chế nhựa phế liệu là phương pháp giúp ích và thân thiện với môi trường, giúp tiết kiệm được hơn 75% năng lượng và chất thải mỏ quặng (mining wastes); tiết kiệm tới 90% các nguồn nguyên liệu thô (raw materials) được sử dụng, tiết kiệm việc ủ dụng nước được 40%,….
2. Các phương pháp tái chế rác thải nhựa phổ biến hiện nay
Nhiệt phân rác
Trong các phương pháp xử lý, tái chế rác thải hiện nay, nhiệt phân rác là phương pháp tiên tiến nhận được nhiều đánh giá cao từ các chuyên gia. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho những nơi có lượng rác tập trung lớn như khu công nghiệp, khu chế xuất, xí nghiệp chứ không áp dụng cho quy mô nhỏ như hộ gia đình.
Nguyên lý:
Rác thải + Nhiệt phân (500oC) + Nước + Dầu nặng, nhẹ + Than tổng hợp + Khí hydro
Phương pháp nhiệt phân rác
Xử lý rác bằng phương pháp 3R
3R là phương pháp tái chế rác khá phổ biến, được truyền thông rộng rãi và cho hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay. 3R là viết tắt của: Reduce, Reuse và Recycle nghĩa là tái sản xuất, tái sử dụng và tái chế.
Quy trình tái chế ngăn các hoạt động chôn rác thải xuống đất hay đốt cháy, giảm bớt lượng tiêu thụ nguyên liệu thô, tiết kiệm lượng năng lượng phải sử dụng so với quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô.
Một số công nghệ mới đã được nghiên cứu áp dụng chủ yếu là tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh hay viên nhiên liệu. Phương pháp 3R thực hiện phân loại rác tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu cơ được tách riêng. Những loại rác hữu cơ đã và đang được chế biến làm phân bón, các loại rác khác như ni-lông, bìa giấy, nhựa… sẽ được tái chế để dùng làm nguyên liệu thô. Các loại rác vô cơ được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp, dùng cho các công trình cảnh quan đô thị. Với cách làm này sẽ hạn chế được phần rác được xử lý theo cách chôn lấp không đảm bảo an toàn với môi trường sống.
Tái chế rác thải nhựa
Ngày nay, các loại nhựa hoàn toàn mới được tạo ra bằng cách phân mảnh thành phần dầu mỏ và gas bằng một thiết bị được gọi là “cracker” trong các nhà máy hóa dầu, từ đó các phân tử đơn được tạo ra, chúng được kết hợp trong nhiều cấu hình khác nhau, dẫn đến sự đa dạng các loại nhựa mà chúng ta thấy.
Loại hình này có thể cho phép chuyển đổi cực kỳ quan trọng các nhà máy hóa dầu ngày nay thành các nhà máy lọc dầu tái chế. Điều này là cần thiết để mở rộng quy trình từ xử lý vài tấn nhựa mỗi ngày lên hàng trăm tấn. Quá trình này được áp dụng cho tất cả các loại nhựa phát sinh từ hệ thống rác thải, bao gồm cả những loại đã được lưu trữ trong bãi rác hoặc trên biển.
Bởi vậy, các nhà nghiên cứu tạo ra việc quay vòng sử dụng nhựa trong xã hội, cũng như giải phóng nhu cầu về dầu và khí hóa thạch để sản xuất các loại nhựa chất lượng cao.
Phân loại rác giúp tái chế nhựa hiệu quả hơn
Điều này khiến cho nhựa đã qua sử dụng có thể tái chế, tái sử dụng và có giá trị thực sự, từ đó trở thành động lực kinh tế để thu thập nó trên trái đất. Việc làm này sẽ giúp giảm thiểu việc thải nhựa vào tự nhiên và tạo ra một thị trường cho việc thu gom nhựa.
Các vật liệu sinh học không còn giá trị sử dụng như giấy, gỗ và quần áo cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu thô trong quá trình hóa học, giúp giảm dần tỉ lệ nguyên liệu hóa thạch trong nhựa thành phẩm.
3. Các mô hình xanh tái chế rác thải nhựa
Trong xu hướng kêu gọi bảo vệ môi trường biển và hạn chế rác thải nhựa, rất nhiều các ngành công nghiệp sản xuất đã bắt đầu nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm làm từ 100% rác thải nhựa tái chế.
Có rất nhiều nhãn hàng bắt đầu sử dụng nhựa tái chế để sản xuất quần áo, giày dép, truyền cảm hứng đến các bạn trẻ và nâng cao ý thức hạn chế rác thải nhựa, sống xanh, bảo vệ môi trường. Mới đây Adidas cho biết đang nỗ lực nhằm thay thế 100% chất liệu trong sản xuất bằng các nguyên liệu polyester tái chế vào năm 2024. Adidas lên kế hoạch ngăn chặn các loại rác thải nhựa trước khi chúng trôi ra biển, tái chế thành các cuộn sợi và sử dụng trong sản xuất giày.
Không chỉ trong ngành thời trang mà một số ngành khác như ngành xây dựng cũng thực hiện ý tưởng làm đường, lấp ổ gà từ nhựa phế thải như một nỗ lực làm sạch môi trường. Dự án biến chai nhựa thành đường đi, bằng cách chế tạo một hợp chất mới từ rác thải nhựa để thay thế nhựa đường. Mỗi tấn nhựa đường kết hợp theo công thức sẽ giúp giải quyết khoảng 20.000 chai nhựa hoặc khoảng 70.000 túi nilon sử dụng một lần.
Một ý tưởng thú vị khác đó là những viên gạch tái chế được sản xuất từ rác thải nhựa, có thể bảo đảm được tính chống cháy, nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn hàng trăm năm so với các vật liệu thông thường. Ý nghĩa nhân văn khi các viên gạch được sản xuất từ rác thải nhựa đang đặt nền móng cho giấc mơ được đến trường của trẻ em châu Phi. Những viên gạch tái chế được sản xuất phục vụ kế hoạch xây dựng 500 phòng học cho hơn 25.000 trẻ em.
Rác thải vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và cần sự chung tay của toàn thể cộng đồng, thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày. Từ những thói quen, hành động nhỏ sẽ tạo nên kết quả lớn để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.