Bao bì sản phẩm là thứ không thể thiếu trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong khi tình hình dịch bệnh kéo dài, người dân có xu hướng tiêu dùng mua sắm các sản phẩm mang về. Ngành công nghiệp sản xuất bao bì có tiềm năng phát triển và mang nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế nước nhà. Với điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất. Giải pháp nào sẽ là cần thiết để doanh nghiệp tăng năng suất và giúp giảm phế phẩm trong sản xuất nhựa bao bì PP? Cùng An Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bao bì là sản phẩm rất phổ biến trên thị trường hiện nay
1. Nhựa bao bì là gì?
Bao bì nhựa PP là loại bao bì được tạo ra từ nguyên liệu chính là hạt nhựa PP. Loại nguyên liệu này phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài, chúng có màu trắng sữa và trong suốt. Khi doanh nghiệp muốn sản xuất thành các loại bao bì có màu sắc khác nhau sẽ phải phối trộn với các loại nhựa màu.
Dệt bao bì PP từ các sợi nhựa PP. Loại nhựa này có tính bền, không co dãn, khá cứng vững được chế tạo thành các sợi đan vào nhau thành bao bì. Và tùy nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp sẽ in hình logo hay thương hiệu phù hợp.
2. Sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa bao bì
Nổi bật với ưu điểm bền chắc, gọn nhẹ, bảo quản tốt sản phẩm và đặc biệt chúng có giá thành rất rẻ nên được sử dụng ưa chuộng trong nhiều ngành nghề khác nhau như ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, bao bì hóa chất, bao bì trong chăn nuôi nông nghiệp thủy sản, nội thất xây dựng, hay được sử dụng hàng ngày trong gia đình. Đây cũng là một trong những xu hướng tiêu dùng tiện lợi của nhiều người.
Sản phẩm bao bì nhựa được sử dụng trong hầu hết các ngành nghề khác nhau và dùng để chứa đựng, bảo quản thực phẩm hay đồ dùng,... Nhìn chung, sản phẩm nhựa có sức cạnh tranh tương đối tốt với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Không chỉ đẩy mạnh phát triển trong nước nhiều sản phẩm nhựa bao bì đã vươn ra phát triển dở thị trường nước ngoài.
Bên cạnh những tiềm năng lớn này thì ngành công nghiệp nhựa cũng đang gặp nhiều khó khăn khi năng suất thấp và trong quá trình sản xuất còn lỗi nhiều sản phẩm.
3. Dây chuyền sản xuất hạn chế làm giảm năng suất
Bao bì nhựa có mặt trong nhiều ngành nghề và là sản phẩm trợ giúp thúc đẩy mua bán hàng hóa của nhiều doanh nghiệp. Các sản phẩm bao bì với nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Mặc dù dịch Covid đang diễn biến rất nghiêm trọng, nhưng thị trường bao bì vẫn phát triển. Thách thức từ dịch Covid là bước cản của nhiều doanh nghiệp nhựa nhưng cũng là động lực để các doanh nghiệp phát triển hơn nữa tăng sức cạnh tranh với hàng ngàn doanh nghiệp khác.
Tại Việt Nam hiện nay, số lượng các doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất bao bì và công nghệ dây chuyền sản xuất vẫn chưa nhiều. Các cơ sở với quy mô nhỏ, tự phát chiếm số lượng lớn. Nên việc sử dụng các máy móc cũ, quy trình sản xuất mang tính tự phát chưa tự động hóa. Dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng suất chưa cao và còn phát sinh nhiều sản phẩm lỗi. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng năng suất thấp, buộc doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền sản xuất để tăng năng suất và giảm thiểu các sản phẩm lỗi do có sai sót từ con người.
Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí phát sinh từ các sản phẩm lỗi và công nghệ sản xuất hàng loạt giúp tăng năng suất dẫn đến giá thành rẻ sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của con người. Từ đó doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao, phát triển lớn mạnh hơn và có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
4. Tồn đọng nhiều phế phẩm lỗi
Phế phẩm là những nguyên vật liệu bị thừa ra trong quá trình sản xuất. Khác với phế thải là những chất thải sẽ không được tái sử dụng lại, phế phẩm sẽ được tái chế lại và mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất, tuy nhiên nó không nhiều bằng việc không tồn đọng phế phẩm. Rà soát lại các bước sản xuất có thể giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân tồn đọng nhiều phế phẩm.
Doanh nghiệp cần xác định lại các nguyên nhân gây ra phế phẩm trong các bước sản xuất, lỗi từ con người hay do máy móc thiết bị? Các khâu vận chuyển hay xử lý bằng tay thường do con người. Nên doanh nghiệp cần áp dụng tối đa công nghệ móc móc vào các bước này để giảm thiểu sự lãng phí từ phế phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét lại nguồn nhân lực sản xuất. Các lỗi phát sinh từ con người sẽ giảm nếu như nguồn nhân lực của doanh nghiệp được đào tạo chuyên nghiệp hơn.
Nếu lỗi từ máy móc công nghệ thì đã đến lúc doanh nghiệp cần đánh hiệu suất làm việc của thiết bị và bảo trì máy móc trong vòng đời của nó. Bên cạnh đó, con người và máy móc cũng cần có sự hoạt động tương đồng và thống nhất các bước sản xuất để nâng cao hiệu suất của thiết bị máy móc cao nhất.
Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay cũng là lợi thế thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa phát triển hơn nữa. Nên các doanh nghiệp nhựa cần đầu tư hơn vào hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất. Bởi máy móc giúp đồng bộ hệ thống sản xuất, dễ dàng vận hành, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm cá chi phí phát sinh từ nhân công và sản phẩm lỗi. Ngành công nghiệp nhựa bao bì sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai do xu hướng của người dùng ưa chuộng sự tiện lợi, dễ sử dụng và giá thành rẻ. Bởi vậy, để cạnh tranh được với các doanh nghiệp quốc tế, doanh nghiệp nhựa cần đầu tư hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất nhiều hơn.